Tỳ bà diệp:
Tên khoa học: Eriobotrya japonica.
Tên khác: Nhót tây, Ba diệp…
Tính vị: vị đắng, tính hàn, không độc.
Quy kinh: Phế, Vị.
Giới thiệu:
- Cây nhót tây hay phì phà (Cao Bằng) là một cây cao 6-8m. Lá mọc so le, hình mác, nhọn, dài, dài 12-30cm. rộng 3-8cm, phía trên có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông, màu xám hay vàng nhạt.
- Hoa rất nhiều, gần như không có cuống, mọc thành chùm, đường kính 15-20mm, có lông màu hung đỏ.
- Quả thịt, hơi hình cầu, hơi có lông, chín có màu vàng, dài 3-4cm, đỉnh quả có hình mắt quanh mép mang đài tồn tại. thịt dày, có 4 hạch đơn, hơi dày, mỗi hạch mang 1-2 hạt không phôi nhũ. Mùa quả chín vào tháng 4-5.
Thành phần hóa học:
- Trong lá có một chất saponin, vitamin B, chừng 2,8mg trong 1g lá. (theo Từ Quốc Quân). Theo Arrhur và Hui (Chem, Soc., 1954 và CA.. 1955) trong tì bà diệp có axit ursolic C20H48O3 axit oleanic và caryophylin.
- Trong hạt có amydalin và HCN.
Bộ phận dùng: lá, quả
Cách bào chế: Lá hái vào tháng 4-5. Cần lau sạch lông, thái nhỏ, phơi hay sấy khô mà dùng. Nhân hạt tỳ bà gọi tì bà nhân.
Tác dụng: Thanh phế hòa vị, giáng khí hóa đờm, hạ đường huyết.
Ứng dụng chữa bệnh: trị ho suyễn do nhiệt, trị tức ngực, hen, đau dạ dày, nôn ói, phụ nữ có thai nôn mửa, đau rát cổ họng, nước sắc dùng ngoài để rửa vết thương.
Ứng dụng bài thuốc:
1. Trị tỳ vị hư nhược sinh ói mửa
- Cần có 8g lá tỳ bà, 80g mao căn, 20g thổ phục linh, 4g bán hạ, sinh khương 7 lát, 4g nhân sâm.
- Cho tất cả các loại dược liệu vào ấm sắc chung với khoảng 500ml nước lọc. Chú ý sắc trên lửa nhỏ đến khi nước rút chỉ còn 150ml. Chia thật đều làm 3 lần uống trong ngày.
2. Trị hen do phế nhiệt
- Chuẩn bị 12g lá tỳ bà sao mật, 14g tang bạch bì, 8g cát cánh, 12g bạch tiền.
- Tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đem cho vào nồi sắc với 300ml nước. Đun trên lửa nhỏ chỉ trong 5 phút rồi tắt bếp. Chú ý mỗi ngày chỉ sắc uống 1 thang thuốc duy nhất.
3. Trị chứng hoa mắt và váng đầu
- Cần có 20g lá tỳ bà, 40g chích thảo, 40g mạch môn, 40g mộc qua, 20g hậu phác, 20g đinh hương, 30g hương nhu, 20g trần bì, 40g mao căn và 3 lát gừng.
- Đem tán nhỏ tất cả các dược liệu đã chuẩn bị sẵn. Mỗi lần chỉ dùng trong khoảng từ 12 – 14g.
4. Bài thuốc trị chứng quy hung
- Chuẩn bị lá cây tỳ bà, bạc hà, tiền hồ, tang diệp, bối mẫu, sa sâm, bách hợp, xạ can, tô tử, thiên hoa phấn, sinh khương. Liều lượng sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chứng bệnh.
- Cho dược liệu vào nồi sắc chung với nước đến khi nước rút còn phân nửa là xong. Mỗi ngày sử dụng đều đặn 1 thang thuốc.
5. Bài thuốc chữa ho gà
- Cần có 125g lá tỳ bà, 125g rễ cỏ tranh, 63g tỏi củ, 125g bách bộ và 20g xơ mướp.
- Các vị thuốc trên đem sắc chung với 2,5 lít nước co đến khi cô lại thành 500ml. Chia làm 3 lần dùng/ngày cho đến khi triệu chứng bệnh dứt hẳn.
6. Trị ho do phong nhiệt
- Chuẩn bị 12g lá cây tỳ bà, 4g cam thảo, 4g hoàng liên, 4g hoàng bá, 4g nhân sâm, 8g tang bạch bì.
- Cho dược liệu vào ấm sắc chung với khoảng 450ml nước. Đun trên lửa thật nhỏ cho đến khi lượng nước chỉ còn khoảng 150ml thì tắt bếp. Dùng nước thuốc uống khi còn ấm nóng.
7. Trị miệng đắng, ho hay có đờm vàng đặc
- Cần có 12g lá tỳ bà, 12g quả dành dành, 8g hoàng bá, 8g hoàng liên, 12g vỏ rễ dâu tằm, 12g sa sâm, 4g cam thảo.
- Cho dược liệu đã chuẩn bị vào ấm rồi sắc chung với nước trên lửa nhỏ. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 thang thuốc.
8. Bài thuốc trị buồn non do phế nhiệt
- Chuẩn bị 12g lá tỳ bà, 12g lô cằn, 12g trúc nhự, 6g cam thảo.
- Đem cho tất cả dược liệu đã chuẩn bị vào ấm sắc chung với 600ml nước lọc. Vặn lửa liu riu đến khi lượng nước rút chỉ còn 200ml thì ngưng. Chia làm 3 lần uống/ngày, mỗi ngày sắc uống 1 thang.
9. Bài thuốc trị viêm phế quản
- Chuẩn bị 1kg lá tỳ bà và 500ml mật ong.
- Lá tỳ bà đem rửa thật sạch rồi đun với 4 lít nước lọc. Khi nước rút bớt thì tiến hành bỏ bã và cô đặc. Sau đó thêm mật ong vào và nấu thêm cho đến khi nước chỉ còn 2 lít. Sử dụng 1 hũ thủy tinh để đựng thành phẩm. Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần chỉ khoảng 30ml.
10. Bài thuốc trị chảy máu cam
- Chuẩn bị 50g lá tỳ bà.
- Đem lá tỳ bà đi rửa sạch, loại bỏ lông, sau đó sao vàng rồi tán nhỏ. Mỗi lần cần lấy ra 4 – 8g để sử dụng. Pha với nước sôi tương tự như hàm trà, mỗi ngày dùng 2 lần.
11. Chữa khàn tiếng do đàm nhiệt uất kết
- Sử dụng 9g tỳ bà diệp, 9g hạt bí đao, 6g mã đậu linh, 9g sa sâm, 6g xạ can, 9g sinh ngưu bàng tử, 3g xuyên bối mẫu, 3g thuyền toái, 9g qua lâu bì, 3g sinh cam thảo.
- Những nguyên liệu đã được chuẩn bị đem cho hết vào ấm sắc. Sắc trên lửa nhỏ với 600ml nước đến khi nước rút chỉ còn phân nửa thì ngưng. Chia làm 3 lần uống trong ngày, sử dụng khi nước thuốc còn ấm.
12. Bài thuốc trị hen phế quản
- Chuẩn bị 20g lá tỳ bà, 12g cúc tần, 8g tía tô.
- Lá tỳ bà đem loại bỏ phần lông rồi rửa sạch, sau đó phơi trong bóng râm. Tiếp đến tẩm mật sao vàng. Lá tía tô và cúc tần cũng cho lên chảo nóng sao vàng. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào ấm và hãm với 300ml nước sôi. Có thể thêm đường và dùng uống mỗi ngày.
13. Bài thuốc trị nổi mề đay
- Cần chuẩn bị 250g lá tỳ bà tươi.
- Lá tỳ bà tươi đem loại bỏ lông, rửa sạch rồi giã nát và vắt lấy nước. Sau đó tiến hành hấp cách thủy với đường phèn. Chia thành nhiều lần uống và cần dùng hết lượng thuốc đã làm ngay trong ngày.
14. Bài thuốc trị mụn trứng cá
- Sử dụng lá tỳ bà, sơn tra, nghệ vàng với liều lượng tương tự nhau.
- Các vị thuốc đã chuẩn bị đem đi sấy khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần chỉ sử dụng một lượng bột thuốc vừa đủ, hòa với nước ấm rồi thoa đều lên mặt. Có thể áp dụng cách này 2 lần/ngày để nhận kết quả tốt nhất.
15. Bài thuốc chữa hôi miệng
- Chuẩn bị 3g lá cây tỳ bà, 1g hắc phàn, 2g kha tử.
- Các nguyên liệu đã được chuẩn bị đem sắc chung với nước lọc. Dùng nước sắc này để ngậm khoảng từ 5 – 10 phút, tiến hành 3 – 5 lần/ngày. Lưu ý với bài thuốc này chỉ ngậm chứ tuyệt đối không được nuốt.
16. Trị viêm khí quản mạn tính
- Cần chuẩn bị 20g lá tỳ bà, 5g cam thảo, 10g khoản đông hoa.
- Tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đem cho vào ấm sắc và đun trên lửa liu riu với 300ml nước. Đến khi lượng nước rút cạn chỉ còn khoảng phân nửa thì tắt bếp. Sử dụng khi nước thuốc vẫn còn đủ độ ấm.
17. Trị ho do cảm lạnh
- Cần chuẩn bị 20 lá tỳ bà và 20g tía tô.
- Nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn đem rửa sạch rồi sắc chung với 450ml nước trong khoảng 20 phút. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc cho đến khi khỏi bệnh.
Khuyến cáo:
- Những người bị ho và nôn ói do lạnh thì không nên sử dụng lá tỳ bà.
- Những thông tin về thảo dược trên chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bệnh nhân xin vui lòng liên hệ với Thầy thuốc để được tư vấn: Lương y Hải Định – 0989186389.
- Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa, thể trạng mỗi người.
Nơi mua bán Tỳ bà diệp đạt chất lượng ở đâu?
Thương hiệu PHÚC TIÊN MỘC do lương y giàu kinh nghiệm: NGUYỄN THỊ HẢI ĐỊNH chịu trách nhiệm điều hành và quản lý. Với phương châm đặt sức khoẻ của bệnh nhân lên hàng đầu trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường đã và đang làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân cũng như uy tín của các lương y chân chính. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là điều rất quan trọng và cần thiết.
Tỳ bà diệp là dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT Việt Nam. Bạn hãy là bệnh nhân thông thái để chọn mua thảo dược ở những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động như chúng tôi để có thể mua được những vị thuốc đúng, đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao.
Tại thương hiệu có bản quyền uy tín PHÚC TIÊN MỘC. Chúng tôi cung cấp cho khách hàng những loại thảo dược sấy khô, sạch, đúng, chuẩn, chất lượng cao, giữ được dược tính, không chứa chất bảo quản có hại cho cơ thể bệnh nhân. Các thảo dược của chúng tôi đều đạt tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam, được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng. Tỳ bà diệp là thảo dược đã được bào chế theo Tiêu chuẩn BYT, được bán trực tiếp tại địa chỉ: 29/89 Vũ Đức Thận, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội và được bán online trên:
Website: phuctienbao.com
Facebook: facebook.com/thaoduocphuctienmoc
Zalo: 0353115611 – Cửa hàng Phúc Tiên Mộc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.