Tên khoa học: Alpinia offcinarum Hace.
Họ khoa học: Họ Gừng (Zingberaceae).
Tên gọi khác: Riềng ấm, Riềng núi, Tiểu lương khương(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Lương khương. Man khương (Bản Thảo Cương Mục), Mai quang ô lược, Tỷ mục liên lý hoa (Hòa Hán Dược Khảo), Tiểu lương khương.
Tính vị: Vị cay, tính ấm.
Quy kinh: Tỳ, Vị
Giới thiệu: Vị thuốc Cao lương khương là thân rễ (củ) của cây Riềng. Cây trồng hoặc mọc hoang khắp nơi. Ở nước ta cây phân bố ở các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra cây còn xuất hiện ở các nước như Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc…
Mô tả dược liệu: Thân rễ riềng núi hình viên chùy, tẻ nhánh thô, khoảng 9-15mm. vỏ ngoài màu nâu đỏ, có vòng ngang hình dợn sóng, hình thành bởi lá thoái hóa, vùng đỉnh thường có vết thân, mặt hông và mặt bụng có vết rễ ít, chất cứng bền khó gãy, mặt cắt màu vàng đỏ, chất xơ, hơi có mùi thơm đặc biệt. Loại có mùi thơm nhẹ, không xốp. Từng đoạn khô, gìa màu vàng nâu, không mốcmột là tốt.
Thành phần hóa học: Trong rễ có 0,5-1,5% tinh dầu. Thành phần có Methyl Cinnamate, Eugenol, Pinene, Cadimene, Galangin, Kaempfende, Kaempferol, Quercetin, Isorhamnetin, Galangol.
Bộ phận dùng: Thân rễ
Cách bào chế:
Bảo quản:Tác dụng:
• Dược lý:
• YHCT: Ôn trung, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực.
Ứng dụng chữa bệnh: Đau dạ dày, nôn mửa do Tỳ Vị hư hàn…
Ứng dụng bài thuốc: Trị hoắc loạn, trên thổ dưới tả, đau bụng do ác khí:
Cao lương khương nướng cho thơm, mỗi lần dùng 150g, sắc với 1 thăng rượu, chia làm 3-4 lần uống (Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị hoắc loạn, nôn mửa không ngừng:
Cao lương khương sống 6g, gĩa nát, Đại táo 1 trái, sắc uống nguội (Băng Hồ Thang – Phổ Tế Phương).
Trị Tâm Tỳ đau do hàn:
Cao lương khương 30g, gĩa nát, vắt lấy cốt, sắc với 3 chén nước lớn, còn 2 chén rưỡi, bỏ bã, thêm vào 1 chén gạo nấu cháo ăn (Thánh Huệ Phương).
Trị Tâm Tỳ đau và các loại bị tổn thương vì độc:
Cao lương khương, Can khương 2 vị bằng nhau, ngâm, rửa, tán bột, trộn với hồ bột miến, làm viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước Quất bì, sau khi ăn. Có thai cấm uống (Hòa Tễ Cục Phương).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.