Bán hạ
Tên khoa học: Typhonium trilobatum (L.) Schott.
Họ khoa học: Ráy (Araceae).
Tên gọi khác: Củ chóc, chóc chuột, nam tinh, ba chìa, bán hạ ba thùy…
Tính vị: Vị cay, tính ôn, có độc.
Quy kinh: tỳ, vị, phế.
Giới thiệu:
Lá có cuống dài, về mùa xuân cây mọc 1-2 lá, dài 3-33cm, lá đơn chia làm 3 thùy, tùy theo tuổi cây mà lá mọc có khác nhau về hình dạng, cuống lá dài lá màu xanh, nhẵn bóng không có lông, lúc cây còn nhỏ lá đơn, hình trứng hay hình tim, đuôi nhọn mép lá nguyên hoặc hơi có làn sóng, gốc lá hình mũi tên, cây 2-3 tuổi lá có 3 thùy, hình bầu dục hay hình kim phình giữa, hai đầu nhọn. Cây 2-3 tuổi mới có hoa, hoa hình bông nở vào đầu mùa hạ, hoa có bao lớn, bao màu xanh, trong bao có hoa tự, hoa cái mọc ở phía dưới, màu xanh nhạt, hoa đực mọc ở bên trên, màu trắng, đoạn trên cong hoa đài nhỏ.
Mô tả dược liệu:
Phiến có hình tròn, đường kính thường là 0,5 – 3 cm, ít khi đến 4 cm; dầy 0,1- 0,3cm; màu trắng đục, trắng ngà hay vàng nhạt. Xung quanh phiến còn ít vỏ mỏng và vết tích sẹo của rễ con. Thể chất chắc, khô cứng.
Thành phần hóa học:
Bán hạ chứa 69,9% nước, 1,4% protein, 0,1% chất béo, 1% chất sợi, 26% các cacbohydrat khác, 1,6% các chất vô cơ và các khoáng chất như canxi, phospho, sắt, natri, kali.
Ngoài ra, bán hạ còn có thiamin, niacin, caroten, axit folic, fluorin, iodin, cholin. Củ chóc Việt Nam còn chứa alkaloid và stigmasterol.
Bộ phận dùng: củ
Cách bào chế:
Bảo quản: Để nơi khô ráo không được ẩm ướt
Tác dụng:
- Dược lý:
- Ức chế thần kinh trung ương
- Chống nôn: theo y văn cổ, bán hạ sống có tác dụng gây nôn còn bán hạ chế lại có tác dụng ức chế nôn do chất gây nôn đã bị phá hủy trong quá trình bào chế, sao tẩm.
- Chống ho
- Giảm đau
- Giảm co thắt cơ trơn
- Kích thích co bóp tử cung ở liều thấp nhưng ức chế co bóp ở liều cao
- Hạ nhãn áp
- Chống loét dạ dày
- YHCT: tán phong đờm, hạ khí, giáng nghịch, hòa vị, chống nôn.
Ứng dụng chữa bệnh:
Ứng dụng bài thuốc:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.