Bạc hà
Tên khoa học: Mentha Arvensis Linn.
Họ khoa học: Hoa môi (danh pháp khoa học: Lamiaceae).
Tên gọi khác: Anh sinh, Thạch bạc hà, Nam bạc hà, Liên tiền thảo,….
Tính vị: Bạc hà có vị cay, the, tính mát/ lạnh.
Quy kinh: Phế, Can, Đởm.
Giới thiệu: Bạc hà là cây thân thảo, sống lâu năm. Thân mềm có hình vuông có màu xanh lục hoặc tía, chiều cao trung bình khoảng 30 – 40cm. Lá mọc đối xứng, có hình bầu dục – đôi khi lá có hình dạng tương tự quả trứng, răng đều.
Hoa bạc hà nở vào tháng 7 đến tháng 10 hằng năm, có màu trắng, tím hồng hoặc hồng, mọc ở cuống lá và thân tạo thành chùm hoa. Quả có kích thước nhỏ, gồm khoảng 4 hạt. Thân, lá, hoa của cây bạc hà có lông nhỏ để bảo vệ cây và bài tiết tinh dầu.
Mô tả dược liệu: Thân có thiết diện vuông, nhẹ, xốp. Thân chia đốt, màu nâu tím hoặc xanh xám, có nhiều lông hoặc gần như không có lông. Lá mọc đối, phiến lá hình mũi mác. Đầu lá thuôn nhọn hoặc hơi tù, mép có răng cưa nhọn. Hai mặt lá đều có lông nhiều hay ít. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Dược liệu có mùi thơm dễ chịu, vị cay nhẹ, sau mát.
Thành phần hóa học:
-
Tinh dầu tập trung chủ yếu trong lá của cây bạc hà và khối lượng lá thường chiếm khoảng 40 – 50 % tổng lượng phần cây trên mặt đất (thân, cành, lá, hoa, quả)
-
Hàm lượng tinh dầu trong cây bạc hà đạt từ 0,50 % – 5,6 %. Sự biến động này phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Giống bạc hà châu Âu có hàm lượng tinh dầu cao hơn bạc hà châu Á. Tuy nhiên do lai tạo hiện nay một số giống bạc h à châu Á cũng có lượng tinh dầu cao.
-
Tinh dầu bạc hà là một chất lỏng linh động trong suốt hoặc có màu vàng nhạt hay xanh vàng, có khối lượng riêng (ở 20oC) từ 0,897- 0,940, có mùi thơm đặc trưng và vị mát lạnh.
-
Hoạt chất Menthol và Menthola
-
Bạc hà tím Việt Nam trồng ở Mondovi cho hàm lượng tinh dầu là 1,82% (1980), 3% (1981 – 1982) bao gồm 32 thành phần trong đó đã xác định: α- pinen 0,41%, (-) menthol 10,1%, β – pinen, 0,72% menthyl acetat 1,6%, myrcen 0,47% (-) pulegon 24,9%, limonen 4,5% piperiton 4%, β cymol 0,09% piperiton oxyd 16%, octanol-3 3,2% piperitenon oxyd 21,5%, menthol 5,8%
-
Tinh dầu Mentha arvensis di thực vào Việt Nam (NV. 74) chứa sabmen, myrcen, α-pinen, limonen, cineol, methylheptenon, menthon, isomenthol, menthyl acetat, neomenthol, menthol, isomenthon, pulegon.
Bộ phận dùng: thân và cành mang lá của cây bạc bà.
Cách bào chế: Rửa qua, để ráo nước, cắt ngắn chừng 2cm, phơi trong râm cho khô (Dược Liệu Việt Nam).
Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm.
Tác dụng:
-
Dược lý:
-
Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc từ cây bạc hà có khả năng ức chế virus Salmonella Typhoit và ECHO (Trung Dược Học ghi chép).
-
Tác dụng sát khuẩn mạnh: Thành phần trong bạc hà được sử dụng giảm ngứa đối với một số bệnh ngoài da, tai mũi họng,… (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam ghi chép).
-
Tác dụng trên cơ trơn: Thực nghiệm trên thỏ cho thấy thành phần Menthol và Menthone có khả năng ức chế ruột thỏ.
-
Tác dụng ức chế cơn đau: Tinh dầu bạc hà, đặc biệt là Menthol có khả năng bốc hơi nhanh gây ra cảm giác tê và mát tại chỗ. Do đó được sử dụng trong trường hợp đau dây thần kinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam ghi chép).
-
Tác dụng ức chế hô hấp và tuần hoàn: Tinh dầu bạc hà có thể ức chế hô hấp dẫn đến ngưng thở và tim ngưng đập hoàn toàn ở trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ sơ sinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam ghi chép).
-
Tác động đến thân nhiệt: Tinh dầu bạc hà có thể gây hưng phấn và tăng bài tiết của tuyến mồ hôi khiến thân nhiệt hạ thấp (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam ghi chép).
-
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương.
-
Giảm khả năng vận động và chống co thắt của trực tràng.
-
Ở liều cao, tinh dầu bạc hà còn kích thích tủy sống và gây tê liệt phản xạ.
-
-
YHCT:
-
Thông các khớp, điều trị cảm, đau đầu, tác dụng long đờm (Bản Thảo Đồ Kinh ghi chép).
-
Chủ trị trung phong, uất nhiệt, thương táo và điên giản (Bản Thảo Thuật ghi chép).
-
Tác dụng thanh nhiệt, tiêu tích thực và hóa đờm.
-
Tác dụng phát hãn và trừ phong nhiệt (Thực Liệu Bản Thảo ghi chép)
-
Kích thích tiêu hóa, trừ tặc phong. Trị trúng phong gây hạ khí, đầu đau, nôn ra đờm, mất tiếng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo ghi chép).
-
Điều trị răng đau, chỉ huyết lỵ, ho do nhiệt, thông tiểu tiện (Y Lâm Toản Yếu ghi chép).
-
Trị thương hàn đầu đau, ung nhọt, ngứa, hoắc loan và thổ tả (Trấn Nam Bản Thảo ghi chép).
-
Ứng dụng chữa bệnh: Làm ra mồ hôi, điều trị bệnh sợ nóng, sốt cao do cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, chóng mặt, đau họng, thư giãn, long đờm,…
Ứng dụng bài thuốc:
1. Trị mũi nghẹt không thông, sốt cao
Bạc hà, Khương hoạt, Cam thảo, Ma hoàng, Cương tằm, Thiên trúc hoàng, Bạch phụ tử tán nhỏ, mỗi lần uống một ít (Bạc hà thang).
2. Trị cảm giai đoạn đầu
Bạc hà 8g, Thuyền thoái (bỏ chân) 12g, Thạch cao 24g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thanh giải thang).
3. Trị sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, bứt rứt, đêm nằm không yên
Thạch cao 40g, Bạc hà diệp 20g.Tán bột. Mỗi lần uống 2 – 4g với nước nóng, ngày 3 lần.
4. Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau nóng nhiều
Bạc hà 4g, Cát cánh 8g, Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Cương tằm 12g, Cam thảo 8g. Sắc uống.
5. Trị đầu đau, mắt đau do phong nhiệt
Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Tang diệp 10g. Sắc uống.
Khuyến cáo:
- Người bị đổ mồ hôi do hư không nên dùng bạc hà.
- Uống lâu ngày làm tổn Phế, thương Tâm.
- Bệnh nhân suy nhược toàn thân, trẻ dưới 1 tuổi, cao huyết áp hoặc táo bón không nên dùng bạc hà.
- Dùng bạc hà lâu ngày dễ lạnh người, sốt, tự đổ mồ hôi, ho.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc từ bạc hà.
- Không được dùng tinh dầu Bạc hà trên những khu vực da đang bị lở loét, trầy xước. Đặc biệt, cẩn thận tránh để tinh dầu dính vào mắt. Quan trọng là tránh dùng liên tục trong thời gian dài.
- Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng không được dùng.
- Những thông tin về thảo dược trên chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bệnh nhân xin vui lòng liên hệ với Thầy thuốc để được tư vấn: Lương y Hải Định – 0989186389.
- Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa, thể trạng mỗi người.
Nơi mua bán Bạc hà đạt chất lượng ở đâu?
Thương hiệu PHÚC TIÊN MỘC do lương y giàu kinh nghiệm: NGUYỄN THỊ HẢI ĐỊNH chịu trách nhiệm điều hành và quản lý. Với phương châm đặt sức khoẻ của bệnh nhân lên hàng đầu trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường đã và đang làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân cũng như uy tín của các lương y chân chính. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là điều rất quan trọng và cần thiết.
Bạc hà là thảo dược quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT Việt Nam. Bạn hãy là bệnh nhân thông thái để chọn mua thảo dược ở những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động như chúng tôi để có thể mua được những vị thuốc đúng, đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao.
Tại thương hiệu có bản quyền uy tín PHÚC TIÊN MỘC. Chúng tôi cung cấp cho khách hàng những loại thảo dược sấy khô, sạch, đúng, chuẩn, chất lượng cao, giữ được dược tính, không chứa chất bảo quản có hại cho cơ thể bệnh nhân. Các thảo dược của chúng tôi đều đạt tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam, được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng. Bạc hà là thảo dược đã được bào chế theo Tiêu chuẩn BYT, được bán trực tiếp tại địa chỉ: 29/89 Vũ Đức Thận, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội và được bán online trên:
Website: phuctienbao.com
Facebook: facebook.com/thaoduocphuctienmoc
Zalo: 0353115611 – Cửa hàng Phúc Tiên Mộc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.