Sơn tra:
Tên khoa học: Crataegus cuneara Sied.
Họ khoa học: Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Tên gọi khác: Hồng quả, Sơn lý hồng, Yên chi. Tên Hán Việt: Thử tra, Xích qua tử, Hầu tra, Mao tra, Sơn tra tử, Hầu lê,…
Tính vị: Vị chua ngọt, tính hơi ôn.
Quy kinh: Vào các kinh Tỳ, Vị, Can.
Giới thiệu: Cây Sơn tra là loại cây có nhiều cành, trên cành non có nhiều lông tơ. Khi trưởng thành, cây sơn tra có chiều cao trung bình khoảng 6 – 10 mét. Lá có phiến lá hình trứng nhọn, mọc so le. Hoa có màu trắng, tự thành tán, tụ thành 4 – 5 hoa, hoa có 5 lá đài và 5 cánh hoa. Qủa thịt có hình cầu, đường kính 1,5 – 3 mét hoặc to hơn tùy theo mùa. Cây Sơn tra có thể trồng bằng hạt hoặc bằng thủ công chiết cành.
Cây Sơn tra thường mọc hoàng ở các vùng núi cao thuộc phía Bắc nước ta như: Hà Tuyên, Cao Lạng, Hoàng Liên Sơn,…
Mô tả dược liệu: Quả thịt hình cầu, vỏ quả ngoài màu nâu bóng, nhăn nheo, phần thịt quả màu nâu, cứng chắc, ở giữa có 5 hạch cứng. Dược liệu khô là quả được cắt thành từng phiến dầy khoảng 0,2 – 0,5 cm, đường kính khoảng 1,5 – 3,0 cm. Phiến có dạng tròn hay bầu dục, hơi cong queo, một số phiến được cắt dọc hay cắt ngang còn mang cuống quả. Một số phiến có hoặc không có hạch cứng tùy theo vị trí cắt. Hạt màu nâu đen, hình trứng nhăn, vỏ hạt khá cứng, nhân hạt màu trắng ngà. Thịt quả có vị chua, chát.
Thành phần hóa học: Trong phần quả của cây Sơn tra chứa hàm lượng Vitamin C rất cao cùng với một số hợp chất khác như: Acid citric, Acid cafiic, Acid crataegic, Acid oleanic, Cacbon hydrat, Protid, Calci, Ursolic, Cholin, Acetylcholin, Phytosterin, Phốt pho, Sắt,…
Bộ phận dùng: Quả.
Cách bào chế:
- Theo Trung y:
Dùng sơn tra thì sau mùa sương giáng tháng 9 lấy quả chín, thái lát phơi khô hoặc nấu chín bóc vỏ bỏ hạt, giã nát vắt thành bánh phơi khô để dùng (Lý Thời Trân).
- Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Nấu nước sôi rửa sạch, bỏ hột, phơi khô, sao vàng. Dùng vào hoàn tán thì sau khi phơi khô sao qua tán bột, có khi còn sao đen tồn tính (sơn tra thán)
Bảo quản: Để nơi khô, thoáng mát, tránh mốc mọt
Tác dụng:
- Dược lý:
-
- Hỗ trợ hệ tuần hoàn: Giảm sự kích thích cơ tim, tăng sức co bóp từ đó tăng lưu lượng máu, điều hòa hệ tuần hoàn. Một số quốc gia đã chiết xuất từ dược liệu để điều chế các loại thuốc trợ tim, thuốc chống loạn nhịp.
- Giảm mỡ máu: Tăng bài tiết cholesterol ra ngoài có thể từ đó làm hạ lipid máu, chống xơ vữa mạch máu.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Hỗ trợ enzyme, kích thích ăn ngon miệng, giảm đầy hơi, khó tiêu…
- Kháng khuẩn: Ức chế các trực khuẩn liên cầu beta, tụ cầu vàng…
- An thần: Hỗ trợ giấc ngủ, tăng cường sức khỏe.
- YHCT: Trợ tiêu hóa, hoạt huyết, giảm ứ, lợi tiểu,…
Ứng dụng chữa bệnh: Ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.
Ứng dụng bài thuốc:
Bài thuốc từ Sơn tra chữa ăn uống không tiêu:
Dùng 10 gram Sơn tra, 6 gram Chỉ thực, 5 gram Trần bì cùng với 2 gram Hoàng liên. Đem một thang thuốc trên sắc cùng sáu chén nước, sắc còn 2 chén nước và chia làm ba phần nhỏ để uống mỗi ngày.
Bài thuốc từ Sơn tra chữa ợ hơi, rối loạn tiêu hóa:
Dùng Sơn tra sống và Sơn tra sao mỗi vị 20 gram, đem sắc cùng với nước để lấy nước dùng.
Bài thuốc từ Sơn tra chữa tiêu chảy:
Dùng 10 gram Sơn tra thán đem tán thành bột mịn rồi sử dụng cùng với nước sôi.
Bài thuốc từ Sơn tra chữa tiêu chảy ở trẻ em:
Dùng một lượng Sơn tra nấu thành siro. Mỗi lần sử dụng 5 – 10 ml, uống mỗi ngày 3 lần (buổi sáng, trưa và tối).
Bài thuốc chữa kiết lỵ mới phát:
Dùng 30 gram Sơn tra sắc cùng với nước. Khi nước đặc tiếp tục sắc cùng với 30 gram đường mía và Tế trà. Sắc đến đạt được độ đặc nhất định rồi rót ra chén để uống, uống khi thuốc còn nóng.
Bài thuốc chữa kiết lỵ cấp tính, đại trường viêm cấp:
Dùng 60 gram Sơn tra (sao cháy sơ qua), thêm 30 ml rượu trộn đều và tiếp tục sao lại cho khô. Thêm 200 ml nước sắc khoảng 15 – 20 phút, lọc bỏ phần bã chỉ lấy phần nước, thêm 60 gram gừng tươi và tiếp tục sắc đến sôi thì tắt bếp. Uống khi thuốc còn nóng, mỗi ngày sử dụng một thang.
Dùng 120 gram Sơn tra (sao cháy) cùng với 30 gram Bạch biển đậu (hoa) sắc cùng với năm phần nước cô đặc còn hai phần nước để dùng. Dùng khi thuốc còn nóng, nếu thuốc nguội, nên hâm nóng lại trước khi dùng.
Bài thuốc từ Sơn tra chữa thịt tích lại không tiêu:
Dùng 120 gram Sơn tra sắc cùng với một ít nước, sắc đến khi đậm đặc để dùng. Sử dụng cả phần nước và phần cái đã sắc được.
Bài thuốc từ Sơn tra chữa hóc xương cá:
Dùng 15 gram Sơn tra sắc cùng với hai chén nước, sắc đặc. Lấy nước sắc được dùng một ít để ngậm lâu rồi nuốt trôi.
Bài thuốc từ Sơn tra chữa ghẻ lở:
Dùng một ít Sơn tra khô để nấu cùng với nước để tắm, dùng nước khi còn ấm hoặc nguội dần, tránh bị bỏng da.
Bài thuốc từ Sơn tra chữa sán khí gây nên thoái vị, dịch hoàn sệ xuống:
Dùng Sơn tra và Hồi hương (sao) mỗi vị 30 gram, đem tán thành bột mịn, thêm một ít mật để hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần sử dụng 50 viên để uống cùng với nước sôi. Dùng thuốc khi bụng đói hoặc trước khi ăn.
Bài thuốc từ Sơn tra chữa đau bụng, dịch không ra hết ở phụ nữ sau sinh:
Dùng 90 gram Sơn tra sắc cùng với một ít nước, sắc đến khi đặc, thêm một ít đường để dễ uống. Sử dụng thuốc để uống lúc đói hoặc đau.
Bài thuốc từ Sơn tra đau bụng do ứ trệ sau sinh, kinh nguyệt bế do ứ huyết:
Dùng 40 gram Sơn tra sắc cùng với nước, sắc đặc rồi lọc bỏ phần bã, cho thêm 25 gram đường vào phần nước để uống.
Bài thuốc từ Sơn tra chữa huyết áp thấp, dùng nhiều thuốc chữa tỳ hư mà không khỏi:
Dùng Sơn tra cùng với Ty thế đoàn với liều lượng bằng nhau, đem hai vị thuốc trên phơi khô rồi tán thành bột mịn. Dùng thuốc cùng với nước sắc của lá Ngải cứu.
Bài thuốc từ Sơn tra chữa đau lưng, nhức mỏi chân tay ở người cao tuổi:
Dùng Sơn tra và Lộc nhung (nướng) với liều lượng bằng nhau, đem hai vị thuốc trên tán thành bột mịn, thêm một ít mật rồi hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần sử dụng 50 viên cùng với rượu ấm, uống mỗi ngày 2 lần trước và sau bữa ăn đều được.
Bài thuốc từ Sơn tra chữa lipid máu cao:
Dùng Sơn tra và Mạch nha (cô đặc) với liều lượng bằng nhau. Mỗi lần sử dụng 30 gram để uống, mỗi ngày sử dụng 2 lần, thời gian sử dụng là 14 ngày.
Khuyến cáo:
-
Một số đối tượng dưới đây không được sử dụng các bài thuốc từ Sơn tra:
- Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong Sơn trà: Không được sử dụng
- Tỳ vị hư, yếu, không có thực tích: Không được sử dụng
- Đa toan dịch vị, viêm loét dạ dày: Không được sử dụng
- Những thông tin về thảo dược trên chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bệnh nhân xin vui lòng liên hệ với Thầy thuốc để được tư vấn: Lương y Hải Định – 0989186389.
- Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa, thể trạng mỗi người.
Nơi mua bán thảo dược Sơn tra đạt chất lượng ở đâu?
Thương hiệu PHÚC TIÊN MỘC do lương y giàu kinh nghiệm: NGUYỄN THỊ HẢI ĐỊNH chịu trách nhiệm điều hành và quản lý. Với phương châm đặt sức khoẻ của bệnh nhân lên hàng đầu trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường đã và đang làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân cũng như uy tín của các lương y chân chính. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là điều rất quan trọng và cần thiết.
Sơn tra là dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT Việt Nam. Bạn hãy là bệnh nhân thông thái để chọn mua thảo dược ở những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động như chúng tôi để có thể mua được những vị thuốc đúng, đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao.
Tại thương hiệu có bản quyền uy tín PHÚC TIÊN MỘC. Chúng tôi cung cấp cho khách hàng những loại thảo dược sấy khô, sạch, đúng, chuẩn, chất lượng cao, giữ được dược tính, không chứa chất bảo quản có hại cho cơ thể bệnh nhân. Các thảo dược của chúng tôi đều đạt tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam, được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng. Sơn tra là thảo dược đã được bào chế theo Tiêu chuẩn BYT, được bán trực tiếp tại địa chỉ: 29/89 Vũ Đức Thận, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội và được bán online trên:
Website: phuctienbao.com
Facebook: facebook.com/thaoduocphuctienmoc
Zalo: 0353115611 – Cửa hàng Phúc Tiên Mộc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.