HỔ TRƯỢNG CĂN
Tên khoa học: Reynoutrua japonica Houtt. Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc. Polygonum reyoutria Makino.
Họ khoa học: Thuộc họ rau răm Polygonaceae.
Tên gọi khác: Hoạt huyết đan, Tử kim long, Ban trượng căn, Hổ trượng căn, Điền thất
Tính vị: vị đắng, tính ấm
Quy kinh: Can, tâm bào
Giới thiệu: Cốt khí là một loại cây nhỏ sống lâu năm, thân mọc thẳng, thường cao 0,5-1m nhưng đặc biệt có nơi cao tới 2m. Thân không có lông, trên thân và cành thường có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, rộng, đầu trên hơi thăt nhon, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hơi dẹp lại, mép nguyên, dài 5-12cm, rộng 3,5-8cm, mặt trên màu xanh nâu đậm mặt dưới màu nhạt hơn.Cuống dài 1-3cm, bẹ chìa ngắn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mang rất nhiều hoa nhỏ. Cánh hoa màu trắng, hoa khác gốc, hoa đực có 8 nhị hoa cái có bầu hình trứng với 3 cạnh, 3 núm. Quả khô, 3 cạnh, màu nâu đỏ.
Thành phần hóa học: Trong rễ cây này có antraglucozit chủ yếu là emodin hay rheum emodin C16H12O5 dưới dạng tự do và kết hợp. Ngoài ra còn có chất C12H20O10 và tanin.
Bộ phận dùng: Rễ củ
Cách bào chế: Đào về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cắt thành từng mẩu ngắn dài không đều hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô.
Bảo quản: Ở nơi khô thoáng và tránh ẩm.
Tác dụng:
• Dược lý: Dược liệu có tác dụng hạ triglyceride, cholesterol và hạ huyết áp.
Cốt khí củ giúp tiêu viêm, cầm máu, hạ đường huyết, an thần, lợi tiểu và cải thiện cơn ho suyễn.
Hổ trượng có khả năng ức chế một số vi khuẩn thường gặp như trực khuẩn lỵ, trực khuẩn đại tràng, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết,…
• YHCT: Hoạt huyết thông kinh, chỉ thống, trừ phong thấp, thanh thấp nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn.
Ứng dụng chữa bệnh: Trị đau nhức gân cốt, phong tê thấp, mỏi lưng, tê bì chân tay, huyết ứ gây chậm kinh và đau bụng dưới.
Ứng dụng bài thuốc:
Phong thấp, viêm khớp, đầu gối và mu bàn chân sưng đỏ đau nhức:
Củ cốt khí, Gối hạc, lá Bìm bìm, Mộc thông, mỗi vị 15-20g sắc uống.
Viêm gan cấp tính, sưng gan:
Cốt khí củ, Lá móng, Chút chít, mỗi vị 15-20g sắc uống. Hoặc dùng Cốt khí với Nhân trần, mỗi vị 30g, sắc uống.
1. Bài thuốc trị đau đầu gối và sưng đỏ mu bàn chân
Chuẩn bị: Dây đau xương, lá lốt, rễ tầm sọong, cốt khí củ, cam thảo dây và rễ cỏ xước mỗi vị 20g.
Thực hiện: Sắc uống dùng mỗi ngày 1 thang. Sử dụng liên tục trong vòng 2 – 3 tuần.
2. Bài thuốc trị khớp xương đau nhức và khó vận động
Chuẩn bị: Lá bìm bịp, mộc thông mỗi vị 20g, rễ gối hạc và cốt khí củ mỗi vị 12g.
Thực hiện: Sắc uống dùng trong ngày.
3. Bài thuốc trị đau bụng dưới do bế kinh, huyết ứ sau sinh nở, thống kinh, bụng đau và căng đầy do té ngã
Chuẩn bị: Lá móng 30g và cốt khí củ 20g.
Thực hiện: Đem sắc uống, chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
4. Bài thuốc chữa đau bụng do kinh nguyệt
Chuẩn bị: Kê huyết đằng, cốt khí củ, đào nhân, ích mẫu và hồng hoa, điều chỉnh liều lượng theo từng trường hợp.
Thực hiện: Sắc uống, dùng thuốc mỗi ngày 1thang.
7. Bài thuốc chữa viêm gan do virus thể vàng da
Chuẩn bị: Lá liễu tươi 15g, cốt khí củ tươi 30g và rễ cam thảo tươi 20g.
Thực hiện: Đem sắc uống mỗi ngày.
Bình luận
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.