Tên khoa học: Cynanchum glaucescens.
Họ khoa học: họ Thiên lý (Asclepiadaccae).
Tên gọi khác: Đang cập nhật
Tính vị: Vị ngọt, tính hơi ôn.
Quy kinh: phế.
Giới thiệu: Cây sống lâu năm, cao khoảng 0,6m thân đứng, đường kính 0,3 – 0,4cm. Phiến lá hẹp dài, đầu nhọn lá mọc đối, cuống ngắn. Hoa mọc nách lá, cụm hoa xim, ít hoa, hoa màu tím.
Mô tả dược liệu: Thân trên mặt đất hình trụ giữa trống như ống, dài khoảng 9-20cm, thô khoảng 1,5-6m. Bên ngoài màu xám vàng hoặc màu nâu nhạt, có vết nhăn dọc nhỏ. Rễ Bạch tiền đặc, mềm, khô, trắng không mọt là tốt.
Thành phần hóa học: Đang cập nhật.
Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ
Cách bào chế: Đào lên bỏ thân và rễ con, rửa sạch đất cát, tước bỏ lõi, phơi khô thái nhỏ, trặc để nguyên rễ, không bỏ lõi, chỉ cạo sạch vỏ đen ngoài phơi khô dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam, rửa sạch, thái khúc ngắn 2 – 3 cm, phơi khô.
Bảo quản: Nơi khô ráo.
Tác dụng:
- Dược lý:
- YHCT: chữa ho, trừ đờm, viêm cuống phổi mạn tính, hen suyễn,…
Ứng dụng chữa bệnh: ho lâu ngày, ho có đàm. Làm thuốc cầm máu trong trường hợp viêm phổi ho ra máu, chảy máu cam, trĩ, chữa bỏng, chân tay nứt nẻ.
Ứng dụng bài thuốc:
- Chữa ho, hen suyễn do phế nhiệt, đờm vàng đặc dính, khó khạc ra, nước tiểu đỏ: Dùng bạch tiền 9g; Phục linh 9g; Địa cốt bì 9g; ma hoàng 3g; Vo rễ dâu tằm 9g; Gừng sống 6g; Sinh địa 12g. Sắc uống.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.